5 lý do khiến khai vấn trong doanh nghiệp chưa hiệu quả

Coach Nguyễn Lê Hoàn

🤝 Trong quá trình tư vấn cho một số quản lý về cách thực hiện khai vấn trong tổ chức, chúng tôi nhận ra 5 lý do khiến việc áp dụng khai vấn (coaching) không hiệu quả:


1️⃣ Các quản lý có sự nhầm lẫn về phương pháp:


👉 Hiện nay, trong các doanh nghiệp mọi người rất hay dùng từ “coaching”, ta hay nghe những câu như: “Em coaching cho đội ngũ của mình làm sao lại để làm sai như vậy?”.


Như đã chia sẻ trong bài viết phân loại các loại hình phát triển bản thân, từ “coaching” được trích dẫn ở trên là sự kết hợp của đào tạo và cố vấn chứ không phải khai vấn. Một lần nữa, khai vấn (coaching) không phải là đưa ra lời khuyên mà giúp cho người khác tự tìm ra được câu trả lời. Để có thể có được kỹ năng khai vấn, cần rèn luyện nhiều năng lực như lắng nghe không phán xét, đưa ra những câu hỏi đến từ sự tò mò thực sự ...


2️⃣ Các quản lý hướng nhân viên theo cách của mình


👉 Có một số anh chị không mắc sai lầm trên và có đặt các câu hỏi để khai vấn cho nhân viên, nhưng câu hỏi lại hướng đến câu trả lời mặc định của người quản lý. Điều này không những không kích thích tư duy sáng tạo mà còn khiến nhân viên (coachee) mệt mỏi vì đó không phải là cách họ mong muốn.

Khi khảo sát, có bạn nhân viên còn nói với mình: “Nếu khai vấn như vậy thì em mong sếp em nói luôn cách làm từ đầu, đừng hỏi nhiều rồi kết quả vẫn thế”


3️⃣ Không có sự tin tưởng giữa quản lý với nhân viên.


👉 Khai vấn đòi hỏi chuyên gia khai vấn tin vào khả năng tự ra quyết định và đưa ra giải pháp của khách hàng. Tuy nhiên, đôi khi đây là một khó khăn lớn giữa quản lý và nhân viên, vốn có thể đã có những suy nghĩ mặc định về nhau như: “Sếp bảo thủ, chắc hỏi mình thế này để...” và ngược lại “Bạn này tư duy chậm thì chắc không thể ra được giải pháp”... Và khi không tin và được tin tưởng, người được khai vấn sẽ không dám chia sẻ toàn bộ bối cảnh, dẫn đến phiên khai vấn diễn ra nặng nề mà không đi sâu vào gốc rễ.


4️⃣ Xung đột lợi ích


👉 Khi khai vấn nội bộ, có khi mong muốn của nhân viên đi ngược lại với mong muốn của quản lý, hoặc thậm chí công ty. Ví dụ, nhân viên lăn tăn là mình không phù hợp với công việc, có thể cần nghỉ việc để làm một ngành nghề khác. Liệu quản lý có đủ khách quan để nghe tiếp câu chuyện?


Vì lý do này, quản lý rất dễ rơi vào bẫy hướng theo ý mình - như ở lý do thứ 2, thay vì đặt mong muốn của nhân viên (coachee) là trọng tâm trong phiên khai vấn.


5️⃣ Sự hiểu biết & ủng hộ từ lãnh đạo


👉 Cũng giống xây dựng văn hóa doanh nghiệp, việc các cấp cao nhất hiểu, làm gương và ủng hộ cho khai vấn là điều tiên quyết. Liệu lãnh đạo doanh nghiệp có sẵn lòng chấp nhận giúp nhân viên khám phá mong muốn cá nhân, tôn trọng lựa chọn, thậm chí là khả năng nhân viên có thể nghỉ việc? Đây chưa bao giờ là lựa chọn dễ dàng.


💚 Việc một doanh nghiệp mời các chuyên gia khai vấn uy tín, độc lập từ bên ngoài có thể giải quyết những lý do này. Vui lòng liên hệ Coachagy qua email: luukynam@coachagy.com, để tìm hiểu thêm về khai vấn cho doanh nghiệp.


Đội ngũ Coachagy,


#coachagy #businesscoaching #khaivandoanhnghiep #nguyenlehoan #hieuqua