Cuộc Chiến Của Những Cái Tôi

Coach Nguyễn Lê Hoàn

Đâu đâu chúng ta cũng có thể gặp những ý kiến trái chiều, những tranh luận. Những điều này có khi giúp chúng ta mở rộng góc nhìn và có thêm phản hồi, nhưng cũng có khi chúng ta cảm thấy rất bực mình và tốn năng lượng sau một số cuộc tranh luận. Vậy, khi nào thì tranh luận là hữu ích và khi nào tranh luận sẽ chẳng dẫn ta tới đâu?


Nếu quan sát lại chính mình sau mỗi lần “bực bội” đó, tỉnh táo lại, mình nhận thấy mỗi khi bực mình là khi mình gán cái tôi vào đó.


- “Phòng Nhân sự nên có thêm kế hoạch chi tiết tuyển dụng cho năm tới” -> (suy diễn) À, họ đang nói về bộ phận mình, chẳng nhẽ họ không biết là mình đã có kế hoạch chi tiết rồi -> Họ coi thường năng lực của mình?


- “Em không nghĩ là khách hàng sẽ mua nhiều vào khoảng thời gian này vì theo chu kỳ hàng năm đây là giai đoạn mọi người ít mua hơn” -> (suy diễn) Bạn này đang chỉ trích mình chưa nghiên cứu kỹ về chu kỳ mua bán hàng năm” -> Bạn có ý chê mình thiếu chi tiết?



Cứ như vậy, khi một cái tôi được kích hoạt, rất dễ khiến cái tôi ấy phản đòn lại người kia và nếu người đó không bản lĩnh và tỉnh táo, cái tôi của người đó lại có nguy cơ gây sát thương trở lại.


👉 Vậy chúng ta cần làm gì để tránh cuộc chiến của những cái tôi, khi mục tiêu chung rõ ràng là vì kết quả công việc?


Với mình, đầu tiên cần nhận thức được khi cái tôi bị kích hoạt và giữ được bình tĩnh. Tất nhiên, để có được sự bình tĩnh này là cả một quá trình rèn luyện. Sau đó tùy người, tùy sự việc chúng ta có thể đưa ra góc nhìn tổng quan quay về kết quả chung hoặc những cách thức sáng suốt khác. Còn bạn, bạn sẽ làm gì?


Nguyễn Lê Hoàn, Performance Coach

#coachagy #nguyenlehoan #performancecoaching #assumption #egos